Đẹp đẽ Praha

Quả tên post rất bỉ, tại không biết kiếm từ gì cho hợp. Praha là thủ đô của Séc thì chắc ai cũng biết rồi. Praha luôn được xem là một trong những thành phố đẹp nhất châu Âu, và là một trong 2 thủ đô đẹp nhất Đông Âu cùng với Budapest. Với những điểm đến nổi tiếng như lâu đài Praha, cầu Charles, đồng hồ con gà… cùng với giá tương đối rẻ, bia ngon nổi tiếng, chẳng trách Praha luôn tấp nập khách du lịch.

Giới thiệu với các bạn trẻ clip đồng hồ con gà:

Mình đến Praha gần dịp Noel nên không khí Noel tấp nập và tràn ngập phố phường. Một cây Noel to chảng được đặt ngay giữa quảng trường trung tâm, xung quanh là các quầy bán hàng lưu niệm, trang trí, đồ ăn, rượu nóng.. thôi thì hầm bà lằng như những chợ Noel khác. Về cơ bản mà nói thì các bạn Séc mình thấy thiếu xinh đẹp nhất châu Âu :D, tại các bạn ý ăn nhiều đồ mỡ, uống bia nhiều nên thành ra rất béo, hơn nữa ăn mặc k được chải chuốt cho lắm. Nhưng mà các bạn gái Séc cũng có một chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp tình dục ở châu Âu đấy, đừng có mà đùa :D.

Cầu Charles, với những tượng dát vàng đặt hai bên cầu. Theo như lời đồn thì sờ vào chân tượng ở đây sẽ đem lại may mắn, thế nên nhiều chân tượng nhẵn thín luôn.

Tančící dům – Dancing house

Ở Việt Nam thỉnh thoảng mình vẫn đọc được mấy bài báo kiểu người dân Đông Âu tiếc nuối về thời kì XHCN tươi đẹp thế này thế kia. Ừ thì chắc cũng có người tiếc, nhất là mấy ông lãnh đạo, nhưng đảm bảo số đấy cực kì ít. Tất cả các nước cựu XHCN mà mình đi qua đều dành những lời không mấy thiện cảm cho thời kì này. Điều này có thể dễ dàng thấy trong bảo tàng Lịch sử Séc cũng như bảo tàng Cộng sản ở đay (bảo tàng xem rất tếu :D) Praha còn được biết đến với cuộc nổi dậy mùa xuân năm 1968, đòi tự do dân chủ. Cuộc nổi dậy này dẫn đến việc liên quân khối Warsaw, cầm đầu bởi Liên Xô, tấn công vào Séc, với ý đồ dập tắt ý định nổi loạn nhằm tránh lan ra các nước khác trong khối XHCN Đông Âu. Với lực lượng hùng hậu 200000 quân và 2000 tăng, chỉ trong vòng một tháng Liên Xô đã chiếm giữ quyền kiểm soát Tiệp Khắc. Quân đội Liên Xô đòn trú tại Tiệp Khắc đến tận năm 1991 mới rút hoàn toàn. Để phản đối sự chiếm đóng của LX, năm tháng 1 năm 1969, một sinh viên đã tự thiêu tại quảng trường Wenceslas, một trong những quảng trường chính của Praha. Cũng chính quảng trường này là nơi diễn ra cuộc cách mạng Velvet, một trong những cuộc cách mạng dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của khối XHCN ở Đông Âu.

Quảng trường Wenceslas, đằng sau là bảo tàng lịch sử

Bên trong bảo tàng Lịch sử

Bảo tàng nhà Lobkowicz. Nhà này xưa rất giàu, tài trợ cho Beethoveen. Bản Giao hưởng số 5 có đoạn ten ten ten tèn là dành tặng cho nhà này.

Nhà thờ trên lâu đàì Praha

Trên tàu đi từ Ba Lan sang Praha mình ngồi chung với một bạn và một chị gái người Việt ở Séc, đều do tình cờ mà ngồi. Ở Séc thì người Việt rất đông, khu chợ Sa Pa của người Việt ở Séc từng là khu chợ Việt lớn nhất châu Âu, nhưng giờ thì xập xệ nhiều rồi. Đời sống của người Việt ở Séc cũng khó hơn nhiều, một số lớn chạy sang các nước châu Âu khác hoặc quay về Việt Nam, bởi chính quyền Séc thắt chặt luật nhập cư. Việc người Việt muốn nhập quốc tịch Séc càng khó, khó hơn nhiều các nước ở Tây Âu bởi phải thi cả lịch sử văn hóa Séc, bên cạnh thứ tiếng Séc nhìn qua thấy cũng không có vẻ gì là dễ học cho cam. Chỗ mình ở cũng gần chợ Sa Pa nên tranh thủ đi qua đây xem. Không biết là do mùa đông, Noel ít khách hay tại sao nhưng thấy chợ đìu hiu, dột nát nhìn rất thảm thương. Đi vòng vòng, tạt vào quán ăn trong chợ đánh bát xôi nấm, ngon bổ rẻ. Anh chị chủ quán biết mình từ Thụy Điển sang nói chuyện vui vẻ, mời trà nước nhiệt tình.

Tạm biệt Praha, tuy chỉ trong ít ngày nhưng Praha đã để lại cho tôi những ấn tượng tốt đẹp, với phong cảnh tuyệt vời và những con người đôn hậu. Bốc phét bắt chước mấy anh nhà báo đấy, đừng sốc nhé các bạn trẻ.

One thought on “Đẹp đẽ Praha

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s