Chuyện nhặt trên đường: Stockholm

The Capital of Scandinavia là câu slogan du lịch  của Stockholm. Stockholm nói chúng là đẹp, được xếp ngang hạng với Prague, cá nhân mình thì thích Copenhagen nhất cái vùng Scandinavia, nhưng Stockholm mang đậm nét Bắc Âu hơn . Là thành phố lớn nhất Bắc Âu, thủ đô của quốc gia to và đông nhất Bắc Âu, Stockholm có hẳn 3 lines metro, mà nếu chia ăn gian theo kiểu các bạn Copenhagen thì lên tới 7 lines (các bạn Copen có 1 line hình chữ Y giống các bạn Helsinki nhưng chia ăn gian thành 2 line). Tới ga Stockholm chỉ cần đi vòng vèo vài phút là thấy tòa nhà Cityhall gạch trần đỏ to tổ chảng đập ngay vào mặt. Cityhall này là nơi diễn ra phần lớn các lễ trao giải Nobel (trừ Nobel hòa bình được trao ở Oslo). Trên tháp cao nhất của cityhall là biểu tượng 3 vương miện của hoàng gia Thụy Điển. Cityhall này được xây dừng từ năm 1911 nhưng đến năm 1923 mới hoàn thành (các bạn Bắc Âu làm ăn chậm chạp thật). Xây thì đã lâu, mà lại còn bao nhiêu lỗi, mặc dù thiết kế sửa đi sửa lại bao nhiều lần. Nghe đồn mất hơn 8 triệu viên gạch mới xây được cái tòa nhà này, ông nào trúng thầu cung cấp gạch chắc giàu to. Bắt buộc phải có hướng dẫn viên mới được vào thăm cityhall, bởi đây vẫn là nơi làm việc. Nói chung đến Stockholm thì khó mà bỏ qua được Cityhall, nó cũng như tháp Eiffel của Paris.

Từ Cityhall sang cung điện Hoàng gia khá là gần, đi bộ tâm 5-10 phút là đến. Cung điện hoàng gia của các bạn Thụy Điển mang tiếng to đẹp nhất Bắc Âu, nhưng so với các nước khác, chẳng cần đến Pháp, Ý, chỉ cần tầm Ba Lan là đủ đập chết ăn thịt rồi. Nhìn chung thì kiến trúc của Stockholm cổ điển ngoài mấy nhà gạch trần màu đỏ ra thì màu chủ đạo là ghi ghi xám xám. Nhưng mấy nhà mới thì thiết kế rất hiện đại, Bắc Âu nói chung không so bì được về độ cổ kính nhưng về design hiện đại thì cũng tầm đẳng cấp thế giới.

Lần sang Stockholm không biết trước nhưng tình cờ đi đúng vào hôm thứ 7, có free tour tham quan nhà Quốc hội Thụy Điển. Thụy Điển vốn được coi là một trong những nước dân chủ nhất thế giới. Ở đây nhà báo có quyền đọc thư trước cả Thủ tướng. Thụy Điển là một trong những nước phương Tây thiết lập quan hệ ngoại giao sớm nhất với Việt Nam, và cũng giúp Việt Nam nhiều. Các bạn Thụy Điển tự cảm thấy có trách nhiệm giúp đỡ các bạn khó khăn, nên cứ nước nào có đánh nhau là các bạn ý mở cửa cho dân tị nạn, nên ở Thụy Điển tràn ngập các bạn Somali, Iraq, Kosovo… Nhân đạo thì cũng tốt, nhưng chắc dân Thụy Điển cũng mệt với mấy bạn nước ngoài này quá rồi nên đến năm 2006 Đảng thiên tả Social Democrats, vốn là đảng lớn nhất và có truyền thống cầm quyền lâu nhất Thụy Điển, thất bại thảm hại.

Đi Stockholm mùa hè thì people watching là hoạt động khó có thể bỏ qua. Trai thanh gái lịch thì Thụy Điển không thiếu, mà theo thiển ý cá nhân thì các bạn Thụy Điển xinh nhất châu Âu. Bạn nào thích ngắm các bạn gái tóc vàng da trắng mắt xanh, ăn mặc trendy thì cứ đến Stockholm. Nói chung các bạn Thụy Điển cả trai cả gái ăn mặc khá là chải chuốt, chẳng thế mà các bạn Phần Lan hay bảo các bạn Thụy Điên toàn gay.

Chẳng biết đây là ngày gì mà đông thế, nhưng vẫn nhớ chú này đang hát Viva la vida

Stortorget

Rỗi rãi thì có thể ghé qua xem Vasa ship museum, xem cái tàu từng một thời là niềm tự hào của Thụy Điển. Chiến thuyền Vasa này được coi là lá cờ đầu cho tham vọng của Gustavus Adolphus vào thế kỉ 17, nhằm xây dựng một hạm đội hùng mạnh. Với 2 boong tàu, 72 đại bác, về mặt chỉ số thì cũng vào loại đẳng cấp. Rồi vào ngày lành tháng tốt, trời yên biển lặng, chiến thuyền lần đâu ra khơi trong niềm vui mừng khôn xiết của các bạn Thụy Điển. Nhưng mà đúng là hồng nhan bạc phận, ra khơi được 120m thì do kết cấu lệch lạc, quá nặng nề nên Vasa đã chìm nghỉm ngay lần đầu tiền ra khơi. Trải qua hơn 300 năm dưới đáy biển, đến năm 1961 thuyền Vasa mới được trục vớt lên, tu tạo và cho vào bảo tàng này.

Post sau sẽ viết về vùng Dalana, kết thúc Thụy Điển để còn chuyển sang nước khác. Làm tí hoa cho có chút sắc màu nào.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s