Bên trong trụ sở SS
Thủ đô nước Đức là thành phố chứng kiến rất nhiều biến động lớn của lịch sử vào thế kỉ 20. Đây là nơi Hitler lên đến đỉnh cao quyền lực, biến nước Đức thành một trại lính khổng lồ, tạo ra một trong những đế quốc hùng mạnh và hung hãn nhất trong lịch sử, mà sự bạo tàn của nó đến bây giờ vẫn không ngừng làm kinh hãi nhân loại. Berlin cũng là nơi mà Hồng quân Liên Xô đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của Đế chế thứ 3 này, đế chế kéo dài chỉ hơn 12 năm nhưng để lại vết nhơ khó xóa bỏ trong lòng người Đức. Để rồi thành phố này bị chia đôi trong vòng 45 năm, là chứng nhân cho sự đối lập giữa Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa tư bản, ngăn cách nhau chỉ bằng một bức tường bê tông và hàng loạt súng đạn sẵn sàng phóng hỏa. Sau khi nước Đức thống nhất, Berlin lại thành thủ đô của Liên Bang Đức, đầu tàu kinh tế châu Âu. Và rất nhanh chóng, Berlin trở thành một trong những thành phố năng động nhất châu Âu, là môi trường lý tưởng cho các nghệ sĩ, nhà khoa học cũng như các doanh nhân trẻ.
Mình trước đây vẫn nghĩ người Đức là những người khô khan, cứng nhắc, khoa học, và quả thật là đúng như vậy. Nói gì thì nói dân tộc họ cũng trội hơn rất nhiều dân tộc khác, thượng đẳng hay không thì không biết, nhưng chắc chắn nếu xét công minh ra thì không thể là dân tộc hạ đẳng được. Có chăng dân Đức hơi quyết liệt và thượng tôn dân tôc, tuy rằng họ không dám tự nhiên thể hiện lòng yêu nước của mình một cách cuông nhiệt như kiểu người Mỹ chẳng hạn. Nhìn vào mặt tích cực thì WWII là một bước nhảy vọt của nhân loại về mặt khoa học, và người Đức đóng góp một phần đáng kể vào bước nhảy đó. Tuy nhiên người hưởng lợi lớn nhất lại là người Mỹ, bởi rất nhiều nhà khoa học hàng đầu châu Âu rời bỏ lục địa già, lên tàu vượt Đại Tây Dương.
Tháp truyền hình, niềm tự hào một thời của Cộng hòa Dân chủ Đức
Cộng hòa Dân chủ Đức được coi là tấm gương sáng rọi nhất của khối XHCN, bởi trình độ phát triển vượt bậc so với các nước còn lại trong khối. Vậy mà khi so với người anh em cách chỉ một bức tường bê tông kia đã thấy một trời một vực. Thậm chí đến tận bây giờ, 24 năm sau khi nước Đức thống nhất, phía Đông Berlin vẫn có những sự khác biệt nhất định với phía Tây. Vậy mới biết nếu nước Đức không có 45 năm chia cắt thì họ còn tiến xa đến đâu nữa. Quả thật là cả hai dân tộc bại trận trong thế chiến 2 là Đức và Nhật đều làm cả thế giới khâm phục, chẳng trách tại sao họ lại nghĩ mình thượng đẳng.
Checkpoint Charlie
Đến Berlin thì chắc chắn không thể bỏ qua các địa điểm gắn liền với thế chiến 2 cũng như thời chiến tranh lạnh được, ví dụ như bức tường Berlin, Check point Charlie, Trụ sở SS… Tuy nhiên Berlin còn có nhiều điều hơn thế.
Cổng Brandenburg
Cổng Brandenburg, cùng với những Big Ben, tháp Eiffel… là một trong những công trình mang tính biểu tượng nhất châu Âu. Xét về mặt thẩm mĩ thì chiếc cổng này không quá đặc biệt, nhưng ý nghãi chính trị của nó thì vô cùng to lớn. Được xây dựng vào cuối thế kỉ 18, chiếc cổng này được xây dựng như một biểu tượng hòa bình. Tuy vậy vào đầu thế kỉ 19, Napoleon đã sử dụng chiếc cổng này như biểu tượng chiến thắng của mình trước quân Phổ. Đến thế kỉ 20, khi bức tường Berlin được dựng lên, Brandenburg thuộc về phía Đông Berlin và là một khu được canh gác cẩn thận, bởi nó rất gần với bức tường Berlin. Vai trò của chiếc cổng này chỉ được tái lập sau khi nước Đức thống nhất, là biểu tượng cho tự do và dân chủ của nước Đức.
Tòa nhà Quốc hội
Ngay gần Brandenburg là tòa nhà Quốc hội Đức, tòa nhà pha trộn tài tình giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại. Tòa nhà này nguyên thủy được xây dựng từ cuối thế kỉ 19, để rồi đến năm 1945 trở thành nền trong bức ảnh kinh điển Hồng quân cắm cờ trên nóc tòa nhà quốc hội Đức. Ngoài ý nghĩa chính trị và lịch sử như trên, tòa nhà này còn là một điểm tham quan thú vị, bởi cái nóc thủy tinh khổng lồ ở trên. Nghe đồn từ đây có thể nhìn thẳng xuống phòng họp quốc hội Đức, tượng trưng cho một nền dân chủ minh bạch và công khai. Tiếc là hôm mình đến đây có thanh niên nào dọa đánh bom nên tòa nhà quốc hội đóng cửa không cho khách tham quan.
Ngắn gọn súc tích, không phải trình bày nhiều
Berlin còn là nơi pha trộn của nhiều nền văn hóa, thể hiện qua món ăn phổ biến nhất của Berlin là currywurst. Đây là xúc xích Đức, trộn với bột curry, uống kèm với bia là hết chê. Berlin cũng là nơi tập trung rất đông người Việt, mà nghe đồn phở chợ Đồng Xuân ở đây ngon nhất châu Âu, tiếc là mình cũng chưa có dịp thử.
Tượng đài chiến sĩ Hồng quân Liên Xô
Berlin là một thành phố mà ai cũng có thể tìm thấy thứ gì đó, từ lịch sử, chính trị, văn hóa, ẩm thực… một điểm đến khó bỏ qua ở châu Âu.
Đài tưởng niệm những người Do Thái thiệt mạng trong WWII
Để kết thúc, mình xin gửi tăng các bạn bài hát Where are we now của David Bowie
Xem blog bạn đúng lúc mình vừa đi Berlin về và chẳng tham quan được chỗ nào trong list trên hết trơn 😦 Vì đợt này mình đi thuần túy làm việc nên đành để đợt sau vậy, blog của bạn là cảm hứng cho mình cố gắng đi thêm đấy, cám ơn nhé ^_^
Rất vui nếu blog của mình giúp được gì đó cho bạn 🙂