Nhắc đến truyện Don Quixote của Cervantes thì có lẽ ai cũng biết, với chàng hiệp sĩ gàn Don Quixote, cưỡi con ngựa còm Rocinante rong ruổi cùng anh nông dân cưỡi lừa Sancho. Nhà quý tộc tài ba Don Quixote xứ Mantra lừng danh thế giới bởi trận chiến chống cối xay gió của mình. Mình cũng biết đến tên xứ Mantra qua truyện của Cervantes, chứ cũng không biết nó có thật hay không, và nó nằm ở góc nẻo nào của TBN. Và rồi khi đến Toledo mới biết, Toledo chính là thủ phủ của vùng Castile-La Mancha., nơi xuất thân của chàng hiệp sĩ có lẽ là nổi tiếng nhất thế giới Don Quixote kia.
Nằm cách Madrid khoảng 1 tiếng đi bus, Toledo vẫn giữ được nét cổ kính của mình. Tuy là một thành phố nhỏ nhưng Toledo có một quá khứ hào hùng chẳng kém các thành phố khác ở TBN. Toledo được công nhận là di sản văn hóa thế giới, bởi những giá trị văn hóa đặc biệt của mình. Thành phố này vốn là thủ đô của TBN trong một thời gian dài, bởi mãi đến thế kỉ 16 thủ đô của TBN mới chuyển về Madrid. Chính bởi thế nên tuy kinh tế phát triển kém xa Madrid, nhưng Toledo lại giữ gìn được những công trình kiến trúc thời Trung cổ gần như nguyên vẹn. Thành Toledo được xây dựng đúng theo binh pháp thời Trung Cổ, nằm trên một ngọn núi và hướng mặt ra phía dòng sông. Địa thế này rất hay gặp ở các pháo đài ở châu Âu, bởi tiện cho việc đi lại giao thương nhưng cũng rất kín kẽ khi cần phòng thủ. Bạn nào xem phim về thời Trung Cổ suốt ngày thấy một lâu dài to tổ chảng nàng bơ vơ trên một ngọn núi ngọn đồi nào đó. Toledo thì không đến nối như vậy, bởi dù sao đây cũng từng là thủ đô của một trong những đế chế mạnh nhất trong lịch sử, nên nhà cửa trong thành san sát nhau chứ không để lâu đài nằm chơ vơ được.
Điểm nhấn đặc biệt nhất của Toledo là nhà thờ lớn. Nhà thờ này là trung tâm giáo hội TBN đến tận thế kỉ 19, trước khi giáo hội TBN chuyển về Madid. Ở Châu Âu thời Trung Cổ thì Nhà thờ đóng vai trò rất quan trọng, nên nhà thờ lớn luôn nằm ở trung tâm thành phố, hay nói cách khác thì nhà thờ lớn chính là trung tâm thành phố. Nhà thờ Toledo cũng không phải là ngoại lệ, và ngay cả thời bây giờ thì nhà thờ Toledo vẫn là nơi đông đúc nhất thành phố, bởi đây là điểm tham quan số một ở đây. Trong này không được chụp ảnh nên mình cũng không có bức ảnh nào phục vụ các bạn cả, nếu bạn nào quan tâm có thể Google để biết thêm chi tiết về nhà thờ này.
Nhà thờ Toledo
Trung tâm Toledo mang đậm nét Trung cổ, với những con phố nhỏ lát đá ngoằn nghèo. Không biết hồi xưa làm sao có thể đi ngựa vào những con đường như thế này được nhỉ, hay là muốn đến nhà ai thì cũng phải gửi xe ngoài ngõ?
Toledo còn là thành phố nổi tiếng với nghề làm dao kiếm. Mình cũng không rõ dao kiếm Toledo so với mấy hãng khác thì như thế nào, chỉ biết là nó đắt hơn đáng kể so với mấy con dao sắt đen cán gỗ nhà mình. Có lẽ điều này phải để mấy ông đầu bếp mới nhận biết được, còn mình thì cũng không nhiều tiền đến mức mua mấy con dao này về làm gì.
Dao kiếm vô tình
Ở Toledo có thể nhìn thấy Don Quixote ở khắp nơi. Cũng không có gì khó hiểu bởi Toledo phụ thuộc rất nhiều vào du lịch, nay lại có một nhân vật nổi tiếng như thế mà không tận dụng há chẳng phí ru.
Sancho và Don Quixote
‘Bố’ Don Quixote – Miguel de Cervantes
Ở ngay bên ngoài trung tâm Toledo là Alcazar đầu tiên ở TBN. Alcazar của Toledo xấu hơn Alcazar của Sevilla nhiều. Alcazar Toledo là một tòa nhà to lù lù, vuông chằn chặn, cũng không trang trí cầu kì, nhìn đúng chất pháo đài
Alcazar chính là khối to lù lù bên trái
Nhìn lại thấy có bức ảnh chụp kem ở Toledo, mới nhớ ra là ở TBN các bạn ý ăn kem rất nhiều. Đúng là ăn kem ở xứ nóng nó vẫn khác, cảm giác ngon hơn nhiều so với việc ăn kem trong khi khoác một đống quần áo lù lù như con gấu ở cái xứ này.
Toledo cũng nhỏ, nên cũng không biết nói gì hơn để kéo dài post này nữa. Post sau sẽ là post thứ 50 ở blog này. Để kỉ niệm cột mốc này có lẽ chẳng có thành phố nào phù hợp hơn Barcelona, thành phố trong mơ của mình, và cũng để kết thúc TBN chuyển sang nước khác.